Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Những "cái roi" đã đến lúc nên xếp chúng vào bảo tàng!

Quan niệm thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi dường như là cách dạy con đã “lỗi mốt”, nhưng phương pháp này vẫn được không ít các bậc cha mẹ áp dụng để “trị” con trong lúc không kìm được cơn nóng giận. Các chuyên gia tâm lý trên thế giới đều cho rằng, đây là biện pháp giáo dục gây nhiều tác hại cho trẻ hơn là lợi.
rsz 104 cai roi Nên cất cái roi vào Viện Bảo tàng?
Mẹ ơi, đừng đánh con…
Ảnh: P.D
Tuy nhiên, nhiều người Việt có thể nói rằng, việc bị bố mẹ cho “ăn đòn” khi còn nhỏ dường như là chuyện đương nhiên và họ vẫn trưởng thành  bình thường, quan hệ với bố mẹ vẫn tốt đẹp đấy thôi. Nhưng sự thực thì biện pháp “đòn roi” có phải là hoàn toàn vô hại như vậy không? Có lẽ không nhiều người biết đến khái niệm “hiệu ứng boomerang” trong xã hội. Boomerang là loại trò chơi cổ xưa của thổ dân da đỏ ở Châu Mỹ, khi bạn ném một chiếc boomerang lên không trung thì kiểu gì nó cũng quay lại điểm xuất phát. Tính chất của trò chơi đơn giản này đã vô tình ứng với cách hành xử của xã hội ngày nay: Khi bạn cho tôi cái gì, bạn sẽ được nhận lại cái đó; Khi bạn trao ai nụ cười thì sẽ nhận được nụ cười đáp lại; Khi bạn trân trọng tình cảm ai đó thì sẽ được ai đó lưu tâm; Khi bạn làm người khác đau lòng, rơi nước mắt thì sau đó bạn sẽ rơi vào tình trạng này với một ai khác, hoặc do chính người bạn gây đau khổ đem lại. Và cũng có một hiệu ứng boomerang trong cách dạy con: Khi bạn quát bé, bé có thể cũng quát lại mẹ; hoặc khi bạn đánh bé, bé cũng có thể đánh lại bạn. Đó là theo nguyên tắc “bạo lực sinh ra bạo lực”. Cảm xúc này ngày một mạnh mẽ và khó kiểm soát hơn. Thực tế cho thấy trẻ càng có nhiều những biểu hiện không nghe lời, càng khó dạy thì càng bị đánh nhiều hơn, cha mẹ càng sử dụng biện pháp mạnh hơn. Điều này cuối cùng dường như lại khiến trẻ tiếp tục mắc lỗi nhiều hơn.
Một nghiên cứu được công bố gần đây của các nhà khoa học thuộc trường đại học Columbia, Mỹ, cho thấy việc đánh trẻ thường xuyên sẽ khiến trẻ càng trở nên trơ lì và bất trị hơn khi lớn lên. Giáo sư Michael MacKenzie, tác giả nghiên cứu, so sánh việc đánh trẻ để dạy trẻ giống như một cuộc “chạy đua vũ trang”. Khi bị cha mẹ đánh càng nhiều thì trẻ càng trở nên hung hăng hơn và cả hai phía cuối cùng bị cuốn vào một vòng xoáy không dừng như vậy.Việc đánh trẻ vô hình chung đã khiến trẻ suy nghĩ rằng chỉ có bạo lực mới giải quyết được vấn đề. Đây cũng chính là lý do để pháp luật quy định: mọi hành vi dạy con bằng vũ lực, tức là bạo hành với trẻ đều được xem là phạm pháp. Việc đầu tiên trẻ cảm thấy là chúng không được thương yêu, bị xâm phạm. Điều thứ hai là khi cha mẹ đánh con như vậy có nghĩa là làm gương cho con, dạy con một bài học là hãy giải quyết những lỗi lầm và mâu thuẫn bằng vũ lực, ai làm cho mình không vừa ý hoặc không tốt với mình thì mình cứ việc đánh người đó. Cho nên tình trạng bạo lực học đường hay vấn đề vị thành niên phạm tội hiện gia tăng trong xã hội có thể là hậu quả của phương pháp dùng bạo lực trong giáo dục và ứng xử.
Theo các chuyên gia, chuyện lỡ đánh con một hai cái thì nhiều bậc phụ huynh có thể mắc phải và điều này hoàn toàn có thể thông cảm, một vài lần như vậy không ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ như việc cha mẹ dùng roi vọt làm biện pháp chính trong cách dạy con.
Phải thừa nhận rằng, việc nuôi dạy trẻ trong xã hội hiện đại ngày càng khó khăn, nhất là đối với những trẻ bướng bỉnh và cha mẹ còn trẻ, chưa có kinh nghiệm. Các bác sĩ tâm lý đưa ra lời khuyên với các bậc phụ huynh là nên tìm những lớp hướng dẫn nuôi dạy trẻ, tham gia các buổi hội thảo, những khóa tập huấn về kỹ năng làm cha mẹ để nâng cao kiến thức, tìm ra những biện pháp nuôi dạy con thích hợp.
Còn những chiếc roi, đã đến lúc nên xếp chúng vào bảo tàng!
Phương Dung
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 
Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét