Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Những cột mốc thú vị của trẻ tập đi mà bố mẹ luôn chờ đợi

Với những người lần đầu làm cha mẹ, việc chứng kiến con yêu đạt được các mốc phát triển ở các giai đoạn khác nhau là một niềm vui khôn xiết. Dưới đây là những cột mốc phát triển của trẻ tập đi mà bố mẹ không nên bỏ lỡ.

1. Những câu nói bập bẹ 

Có vẻ như các từ con nói ra như là các từ bị cắt xén, nhưng trẻ tập đi hoàn toàn có thể hiểu nhau và cũng bắt đầu sửa một vài từ cho nhau. Bạn thậm chí có thể trò chuyện với bé nếu muốn. Việc này rất thú vị. Khoảnh khắc con phát ra những âm thanh chưa rõ lời ấy thường khiến các mẹ cảm thấy vô cùng bồi hồi.

2. Trẻ thường ăn rất nhiều

Trẻ tập đi có thể ăn cả bát cháo trong năm phút, thậm chí ăn thêm nữa cho tới khi bụng no căng. Con bạn đang ở thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ, vì vậy bé sẽ tiêu thụ bất cứ món gì có thể. Và trẻ cũng bắt đầu thử nghiệm ăn bằng thìa, muỗng – điều khiến các mẹ xúc động khi lần đầu chứng kiến và tự nhủ: “Con mình đã lớn rồi.”

3. Trẻ có thể ôm ấp bạn mọi lúc

Bé có thể ôm ấp bạn bất cứ lúc nào. Nếu bạn đang nằm ngủ, bé sẽ leo lên giường và rúc vào ôm bạn. Nếu bạn đang ngồi xem phim, bé cũng cố gắng xích lại gần và muốn bạn âu yếm. Vì vậy, những giây phút con yêu nép trong vòng tay bạn là một trong những khoảnh khắc thú vị và bình yên bà mẹ nào cũng muốn được trải qua.

Những cột mốc thú vị của trẻ tập đi đáng để bố mẹ chờ đợi 1
Nuôi dạy con thật vất vả nhưng được chứng kiến những cột mốc thú vị con trải qua bạn sẽ thấy thật đáng giá cho tất cả những hy sinh đó. (Ảnh minh họa)
4. Làm theo lời cha/mẹ

Khi bạn nhờ con đóng cửa mà bé thực hiện ngay, điều đó có nghĩa bé hiểu các yêu cầu và chỉ dạy đơn giản. Một vài mệnh lệnh các mẹ thường sử dụng trong giai đoạn này bao gồm: “Con nhặt đồ chơi lên”, “Đến giờ đi tắm rồi”, hoặc “Chúng ta rửa tay trước khi ăn nào”. Những điều mà trẻ tập đi có thể làm được sẽ khiến người lớn ngạc nhiên, đó là niềm vui đơn giản trong việclàm cha mẹ mỗi ngày.

5. Giúp làm việc nhà

Trẻ tập đi thường bắt chước người lớn làm mọi việc. Nếu nhìn mẹ quét nhà, các bé có thể tìm một cây chổi và trở thành một người quét dọn. Hoặc dù chưa biết phải làm gì, bạn vẫn sẽ cảm động khi thấy con nhảy ra khỏi chiếc ghế và muốn giúp đỡ mẹ. Cũng có khi bạn gấp quần áo, bé sẽ khiến bạn bất ngờ khi đưa mẹ một chiếc áo hay một chiếc quần đã được gấp (dù chưa được vuông vắn lắm). Một hành động quá ư là dễ thương!

6. Chào và mỉm cười

Khi con yêu muốn, con có thể thắp sáng căn phòng với nụ cười của mình, thậm gọi cha mẹ và vẫy tay trong khi nói “Bố mẹ ơi”. Khoảnh khắc quá là đáng yêu ấy của con bạn với nụ cười thật tươi như xua tan mọi muộn phiền trong ngày mệt mỏi của bạn.

7. Trao yêu thương

Đó là điều tự nhiên và bình thường khi các bé trao tình yêu cho cha mẹ. Có thể bạn không vui khi con con nghịch ngợm hoặc làm trái ý mình, một vài hình thức kỷ luật được thiết lập nhằm mong con ngoan ngoãn lại khiến nước mắt con rơi. Nhưng sau đó, các con luôn luôn trở lại vòng tay chúng ta cho một cái ôm hay một nụ hôn. Là cha mẹ, đây chính là khoảnh khắc đặc biệt nhất và chúng ta trân trọng từng giây phút mình có thể ở bên các con như vậy.
Theo Ngọc Dung / Trí Thức Trẻ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Những ảnh hưởng đến trẻ từ phong cách nuôi dạy con của bố mẹ

Dựa trên nhiều năm kinh nghiệm của mình, tiến sĩ Tâm lý, Giáo dục học Gail Gross (Mỹ) đã chỉ ra mỗi phong cách nuôi dạy con lại ảnh hưởng đến con trẻ theo những cách khác nhau.

1. Bố mẹ độc tài


Đặc điểm:

- Luôn dạy con theo cách nghiêm khắc, ít giao tiếp, nói chuyện với con.
- Hay phạt trẻ vì không tuân theo quy tắc, giành ít thời gian nói chuyện với con về các vấn đề.
- Luôn nghĩ rằng bạn cần giữ hình ảnh của một người "nắm quyền".
- Có khoảng cách với con, không muốn tỏ ra mềm mỏng trước mặt con.
 
Những đứa trẻ có bố mẹ độc đoán thường cảm thấy không được anh toàn, luôn thể hiện mình theo cách bố mẹ muốn. Những đứa trẻ này thường có lòng tự trọng không cao và gặp khó khăn trong các mối quan hệ xã hội. Hơn nữa, khi xa tầm tay bố mẹ, những đứa trẻ này dễ trở nên hư hỏng.
 
2. Bố mẹ dễ dãi

Đặc điểm:
- Thường xuyên cho phép con không tuân thủ theo những quy tắc.
- Thỏa hiệp với con hơn là đối đầu.
- Tin rằng điều quan trọng nhất là trở thành người bạn tốt của con.
- Dành nhiều thời gian đàm phán, thỏa hiệp với con.
 
Một đứa trẻ lớn lên một cách tự do có thể gặp khó khăn trong việc tự quản lí hành vi của mình. Tự do không có giới hạn có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ, trẻ sẽ không có nhận thức rằng mọi thứ cần phải có ranh giới. Vì vậy, những đứa trẻ này thường đi tìm một khuôn khổ giúp cảm thấy có giá trị và an toàn. Chúng có thể gặp vấn đền với các mối quan hệ, thiếu kỉ luật cần thiết cho sự tương tác xã hội. Việc học hành của trẻ có thể thiếu tổ chức và động lực. Trẻ thiếu trách nhiệm, hoặc cảm thấy khó khăn khi bị ràng buộc và không nhận thức được tầm quan trọng của những hệ quả sau đó.
 
3. Bố mẹ thờ ơ


Đặc điểm:
- Hay xa nhà và để con tự chăm sóc bản thân.
- Thích ở những nơi khác hơn là với con.
- Không biết đến những ai xuất hiện trong cuộc đời con, thậm chí không biết bạn bè và giáo viên của con.
- Viện cớ bận rộn công việc cho việc thường xuyên xa con.
 
Nuôi dạy con kiểu thờ ơ này có thể rất nguy hiểm đối với đứa trẻ vì nó ảnh hưởng đến cảm giác của con về bản thân mình, lòng tự trọng và hạnh phúc. Điều này tác động đến khả năng tin tưởng của trẻ, không chỉ niềm tin vào các mối quan hệ mà còn niềm tin vào người lớn. Điều này cũng khiến trẻ nhận trách nhiệm quá sớm, thời thơ ấu của trẻ sẽ không được trọn vẹn. Trẻ có bố mẹ thờ ơ thường gặp vấn đề trong việc thể hiện tình cảm với người khác.
 
4. Bố mẹ quyết đoán


Đặc điểm:
- Giành tiêu chuẩn và kì vọng cao cho con, nhưng cũng đồng cảm và thấu hiểu con.
- Ủng hộ, trợ giúp con.
- Tạo ra một môi trường định hướng thành công, an toàn, tích cực, gắn kết với con.
- Có kì vọng rõ ràng cho con.
- Xây dựng cho con một môi trường nhất quán, hoàn thiện, có những tiềm năng rõ ràng thông qua các công việc nhà, làm bài tập, giờ ăn, giờ ngủ.
- Thường xuyên giao tiếp với trẻ, xem cách con cảm nhận để sử dụng chúng vào việc đưa ra các quy tắc cho con.
 
Đây là phong cách làm cha mẹ tối ưu cho mọi trẻ em. Cha mẹ quyết đoán thường xuyên trao đổi những kì vọng và những kết quả sẽ đạt được với con. Nuôi dạy trẻ trong một môi trường giúp trẻ cảm thấy an toàn và tự tin sẽ giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng. Từ tấm gương là chính cha mẹ, bé sẽ học được những kĩ năng xã hội quý giá và có khả năng xây dựng những mối quan hệ lành mạnh với mọi người.
 
Từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ bắt chước bố mẹ và mọi hành vi của bố mẹ. Cha mẹ cũng có những ngày muốn buông bỏ, và cũng có thể phạm sai lầm này đến sai lầm khác, nhưng dù bạn đang nuôi dạy con theo phong cách nào, hãy luôn nhớ rằng: con bạn đang quan sát bạn. Và những gì bạn làm qua cách dạy con sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống của bé - từ việc học hành đến các mối quan hệ với người khác.
 
(Nguồn:Huffingtonpost)
Theo Lưu Hiền / Trí Thức Trẻ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Bố mẹ khi trông con thì đừng bao giờ làm thêm những việc khác

Nhiều tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ nhỏ được báo chí đưa tin gần đây một lần nữa cảnh tỉnh người lớn. Từ chuyện các bé bị hóc hạt dưa, thạch rau câu, bị bỏng do nước sôi và mới đây là vụ bé Đạt 5 tuổi (Hóc môn) bị diều cuốn tử vong.

Khi tai nạn xảy ra, mọi người chỉ biết thốt lên "giá như" những người chơi diều chú ý quan sát kỹ xung quanh, "giá như" ban tổ chức phải đưa ra nội quy chặt chẽ trong khu vực thả diều, "giá như" mẹ của bé trông con cẩn thận một chút nhưng tất cả đã quá muộn màng. 
Nhìn lại, phần lớn nguyên nhân của những vụ tai nạn xảy ra với trẻ nhỏ đều xuất phát từ sự thiếu cảnh giác, lơ là của người lớn. Đối với các bậc cha mẹ có con nhỏ nói riêng và mọi người nói chung phải nằm lòng bài học "khi trông trẻ, đừng lơ là". Bởi chỉ trong một tích tắc lơ là của người lớn, bao nhiêu nguy hiểm có thể đe dọa trẻ.
Thứ nhất, khi trông trẻ, chỉ nên tập trung vào bé, đừng kèm cặp thêm những việc khác. Tôi từng chứng kiến cảnh một bà mẹ vừa trông con vừa ủi áo quần dù đứa bé chỉ mới biết bò nhưng vô cùng nguy hiểm. Chuyện gì sẽ xảy ra khi bàn ủi nóng để cách bé không xa trông khi bé đã biết tò mò, đưa tay nắm với những vật lạ. Có mẹ vừa giữ con vừa làm máy vi tính, không để ý đứa con bò ê a dưới sàn nhà cho tay vào ổ cắm điện lúc nào không hay.
Ở gần nhà tôi, bà ở nhà trông cháu tiện thể nhóm lửa nấu nước sôi, thằng bé lên 4 bắt chước bà thổi lửa khi bà bận rót nước vào bình thủy làm lửa bùng lên cháy rụi cả lông mi lẫn lông mày. Dù những tại nạn ấy chưa nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tất cả đều xuất phát từ sự thiếu cảnh giác của người lớn. Bởi vậy, khi thuê người giúp việc chăm con, tôi luôn yêu cầu họ chỉ trông bé không cần làm việc nhà.
Nếu gửi con cho bà ngoại hay bà nội luôn dặn kèm "bà chỉ trông cháu thôi, cơm nước để con về nấu" vì biết tính các bà ham công tiếc việc, tranh thủ lúc cháu ngủ để giặt áo quần hay nấu cơm. Tôi rất sợ, vì nhiều khi bà mải làm việc, trẻ thức dậy giữa chừng mà không biết sẽ rất nguy hiểm. Thà tôi chịu vất vả một chút, trưa không ngủ, tối làm việc muộn hơn tranh thủ thu xếp việc nhà để con được trông nom cẩn thận. Dù vậy, nhiều lúc vì lơ đễnh, để bé bị muỗi đốt, tôi đã thấy xót xa và tự trách mình.
Thứ hai, khi trông trẻ, cẩn thận không bao giờ thừa. Đừng để bé mới biết lật một mình trên giường kể cả khi ngủ mà không vật chắn xung quanh. Những chiếc gối che chắn các mép giường có thể hạn chế việc bé bị ngã vì bé sẽ lật bất cứ lúc nào. Khi lau nhà, các mẹ đừng để nhà ướt vì bé đi lại rất dễ trượt ngã, cẩn thận một chút nhưng an toàn cho bé. Đặc biệt khi bé tắm, dù chuông điện thoại reo hay ai cần việc gấp, đừng để bé một mình trong nhà tắm.
Bởi có bà mẹ đã mất con chỉ vì tranh thủ chạy lên nhà nghe điện thoại mà để con rớt vào xô đựng nước. Ở chỗ chơi của bé, đừng để các vật dùng điện hay sắc nhọn vì dễ làm bé tổn thương. Người lớn nên cẩn thận tắt máy rút chìa khóa, đừng chủ quan để trẻ ngồi trên xe máy hay ô tô một mình. Khi đến chơi nhà có chó dữ, phải trông chừng trẻ cẩn thận…
Có lẽ, đối với trẻ con, các bậc cha mẹ luôn phải có giác quan thứ sáu để linh cảm được những nguy hiểm xảy ra với con mình để đề cao cảnh giác. Bởi trẻ con không có khả năng tự vệ, chúng ta chỉ có thể phòng tránh, bảo vệ từ xa vì khi tai nạn xảy đến không có cách nào giảm thiểu rủi ro.
Con cái là tài sản vô giá, đừng để mất chỉ vì một phút lơ là đối với trẻ.
Theo Hà Mai - Phụ nữ Online
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Những kỹ năng quan trọng cần dạy con để tránh bị mất tích hay rơi vào tay kẻ xấu.

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng cần dạy con để đảm bảo trẻ không bị mất tích hay rơi vào tay kẻ xấu.

Trước tình trạng học sinh mất tích xảy ra liên tiếp trong những ngày gần đây việc trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để trẻ có thể ứng phó tốt khi gặp người lạ là điều bố mẹ nên làm. 

Kỹ năng cơ bản bố mẹ cần dạy con để đề phòng trẻ mất tích
Việc tạo ra những tình huống tốt - xấu là cách để tập dượt tốt nhất cùng con.

Kiến thức bố mẹ cần trang bị cho con để đảm bảo an toàn:

Tạo ra tình huống giả định và thực hành cùng con
 
Sẽ thật khó để bố mẹ giải thích cho con thế nào là người tốt, thế nào là người xấu và giải thích cho con về những tình huống xấu. Bố mẹ có thể cùng con tạo ra những tình huống giả định để dạy trẻ nhận biết những mối nguy hiểm từ người lạ.
 
Bạn hãy đóng vai người lạ và hỏi liệu trẻ có muốn rời khỏi nhà đi chơi, cho kẹo, gạ gẫm đi theo cô (chú) hoặc một người nào đó nói những điều khiến trẻ cảm thấy không thoải mái. Đó là cách giúp trẻ nhận biết, tập dượt những tình huống nguy hiểm và báo lại cho bạn ngay lập tức trong trường hợp lỡ bị lạc hoặc mất tích.
 
Nếu quá trừu tượng và khó giải thích cho con bạn có thể áp dụng kể chuyện và lồng ghép tình huống vào những con vật cụ thể như: Thỏ con - chó sói… để giúp con dễ hiểu hơn.
 
Dạy trẻ kỹ năng xác định hướng
 
Chúng ta không đòi hỏi bé nhìn bản đồ giỏi hoặc có thể xác định hướng theo vị trí của mặt trời khi lỡ bị lạc hoặc mất tích nhưng nhận thức và định vị hướng cơ bản có thể giúp chúng an toàn trong nhiều trường hợp. Hãy giúp con của bạn phát triển kỹ năng này bằng cách cho phép chúng dẫn đường khi ra khỏi trung tâm mua sắm để quay trở lại bãi đỗ xe hoặc xung quanh khu phố khi đi dạo cùng bạn. 
 
Tuyệt đối không được tin và nghe lời người lạ

Để bảo đảm an toàn cho trẻ, cha mẹ cần hết sức lưu ý dặn trẻ không được tiếp xúc với người lạ. Giới hạn cho trẻ những người mà trẻ có thể tin tưởng (bố, mẹ, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột của bé) ngoài ra không đi theo hoặc nghe lời của bất cứ ai khác nếu không được bố mẹ dặn dò.
 
Ngoài ra bạn còn cần dặn con tuyệt đối không được nhận quà của người lạ khi bố mẹ chưa cho phép. Bạn cần hướng dẫn cho trẻ những kỹ năng từ chối khéo léo khi có người lạ mang cho đồ ăn mà bố mẹ không có ở đó hoặc chưa đồng ý. Hãy dặn con: “Nếu thấy người lạ cho đồ ăn thì phải hỏi xin phép bố (mẹ) mới được ăn.

Nhắc con ghi nhớ một số số điện thoại cần thiết

Bố mẹ cần dạy con nhớ địa chỉ nhà và số điện thoại của bố mẹ và nên thường xuyên hỏi lại trẻ để kiểm tra. Điều quan trọng là trẻ cần phải biết địa chỉ nhà và số điện thoại trong trường hợp chúng bị tách ra khỏi bạn. Việc này sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi gặp một trường hợp nguy hiểm.

Dạy cho trẻ biết phải làm gì khi bị lạc
 
Dạy trẻ phải làm gì trong trường hợp chúng bị lạc có thể giúp chúng an toàn và chắc chắn trở được trở về. Hãy đứng yên tại chỗ, bình tĩnh, không khóc lóc, gọi tên bố mẹ hoặc tên của bé, nhớ số điện thoại của bố mẹ và địa chỉ gia đình, tìm kiếm sự giúp đỡ từ một người khác đáng tin cậy như cô chú công an, bảo vệ… là những gợi ý mà bạn có thể dạy trẻ.
 
Hét to khi cần giúp đỡ
 
Hãy nói với trẻ rằng chúng có thể la hét hoặc thét lên khi cần thiết. Nếu có người lạ dắt trẻ đi, chúng cần biết mình phải làm gì trong trường hợp này. Vì vậy, tốt nhất bạn nên dạy trẻ thét to những câu như “Cháu không biết cô/ chú”, la hét, phản ứng mạnh mẽ để gây sự chú ý của những người xung quanh. Những người xung quanh sẽ nhận thấy sự khác thường và can thiệp.
 
Những tình huống trẻ có thể tiếp xúc với người lạ bố mẹ cần biết:
- Khi bố mẹ vắng nhà, có người lạ gõ cửa, hoặc các hãng tiếp thị, bán hàng đến nhà.

- Khi tan học đang chờ bố mẹ đến đón về.

- Trong siêu thị, cửa hàng, chỗ công cộng đông người

- Khi đang chơi cùng các bạn nhỏ trong hành lang, ngõ, xóm, ngoài công viên gần nhà…

(Nguồn: Tổng hợp)
Theo Tường Vy / Trí Thức Trẻ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

7 điểm chung về những bà mẹ của những thiên tài

Cha mẹ nào cũng có chung một mong mỏi khi dạy con: Con mình tránh xa khỏi rắc rối, học hành giỏi giang ở trường và gặt hái thành công khi đi làm.

Dù chưa có bất cứ công thức tối thượng nào cho việc nuôi dạy con nên những đứa trẻ thành đạt, các nghiên cứu tâm lý vẫn xác định được một vài yếu tố có thể mang đến hiệu quả không ngờ cho các bậc phụ huynh.
Bí quyết dạy con thành thiên tài
Hillary và Chelsea Clinton.
1. Kỳ vọng cao
Sử dụng dữ liệu từ một cuộc khảo sát quy mô quốc gia với 6600 trẻ sinh năm 2001, Giáo sư Neal Halfon của Đại học California (Mỹ) và các đồng nghiệp phát hiện thấy, sự kỳ vọng của cha mẹ dành cho con cái của họ sẽ có ảnh hưởng cực kỳ lớn đến sự trưởng thành của trẻ.
"Nhiều ông bố bà mẹ đặt mục tiêu rằng con họ bắt buộc phải đỗ đại học trong tương lai. Mọi sự nuôi dạy, vun đắp hiện tại của họ đều hướng đến mục tiêu đó, bất chấp thu nhập và điều kiện tài chính của gia đình ra sao", ông Halfon cho biết.
6600 đứa trẻ đã làm cùng một bài kiểm tra kiến thức: trong nhóm kết quả tệ nhất, chỉ có 57% được bố mẹ định hướng vào đại học, ngược lại, trong nhóm kết quả tốt nhất, có tới 96% số trẻ được định hướng vào đại học.
"Thường thì trẻ sẽ biến kỳ vọng của bố mẹ thành kỳ vọng của chính mình và cố gắng hoàn thành kỳ vọng đó", Giáo sư Halfon giải thích.
2. Địa vị kinh tế - xã hội cao
Thật đáng buồn khi 20% trẻ em tại Mỹ lớn lên trong nghèo khổ, một điều kiện hạn chế nghiêm trọng tiềm năng của chúng. Một nghiên cứu đã cho thấy, bố mẹ có thu nhập càng cao thì điểm thi SAT của con cái họ cũng càng cao.
Và tình hình càng ngày càng tồi tệ hơn. Theo chuyên gia Sean Reardon của Đại học Stanford, khoảng cách về thành công của những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có thu nhập cao và thu nhập thấp hiện nay lớn hơn từ 30-40% so với cách đây 25 năm.
3. Trình độ học vấn cao
Một nghiên cứu vào năm 2014 của nhà tâm lý học Sandra Tang (Đại học Michigan, Mỹ) nhận thấy những bà mẹ tốt nghiệp phổ thông hoặc Đại học sẽ có khả năng nuôi dạy con đến cùng trình độ học vấn với mình.
Khảo sát một nhóm 14.000 trẻ đi mẫu giáo trong giai đoạn 1998 - 2007, bà Tang nhận thấy những em bé có mẹ tuổi tên (18 tuổi hoặc trẻ hơn) có tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông hoặc vào đại học thấp hơn hẳn so với chúng bạn.
Một trong những lý do được chỉ ra là trẻ thiếu một tấm gương hoặc cảm hứng học tập từ những người thân trong gia đình, bà Tang nêu giả thiết.
4. Cung cấp cho trẻ những kỹ năng học thuật từ sớm
Một cuộc nghiên cứu quy mô rộng với 35.000 trẻ lớp chồi tại Mỹ, Canada và Anh vào năm 2007 đã nhận thấy, việc bố mẹ phát triển kỹ năng toán học cho các bé từ sớm sẽ giúp trẻ có được lợi thế cực kỳ lớn.
Nếu như trẻ biết về các con số, thứ tự số và các khái niệm toán học cơ bản từ trước khi đi học - chúng sẽ cơ hội học giỏi hơn trong tương lai, không chỉ riêng môn toán mà là trình độ học vấn và mức độ thành công nói chung nữa.
5. Chăm sóc và quan tâm
Một nghiên cứu năm ngoái với 243 người "nghèo" cho thấy, những đứa trẻ nhận được sự chăm sóc và yêu thương trong 3 năm đầu đời không chỉ hoàn thành các bài kiểm tra kiến thức tốt hơn khi con nhỏ, mà đến năm 30 tuổi, chúng còn có mức độ thành đạt cao hơn và sống hạnh phúc hơn.
Theo phân tích của các chuyên gia tâm lý, những bậc phụ huynh chăm chút cho con cái thường "đáp ứng với các nhu cầu của con cái một cách phù hợp" và tạo ra tâm lý yên ổn, an tâm cho trẻ mạnh dạn khám phá thế giới.
6. Không ở bên trẻ chỉ để cho có
Theo một nghiên cứu mới đăng tải trên Washington Post, thực ra việc bà mẹ ở cạnh trẻ bao nhiêu giờ không mấy ảnh hưởng đến hành vi, thể trạng cũng như mức độ thành công sau này của chúng.
Thay vào đó, việc bám rịt lấy con quá lâu, giám sát quá đà có khi còn gây ra tác dụng ngược.
Tương tự, nếu người mẹ đang stress vì công việc thì họ hoàn toàn có thể làm "lây nhiễm" tâm trạng đó sang cho trẻ.
7. Dạy trẻ cố gắng và phấn đấu
Việc trẻ nghĩ thành công đến từ đâu sẽ giúp dự đoán mức độ thành đạt sau này của chúng.
Qua nhiều thập kỷ, nhà tâm lý học Carol Dweck của Đại học Stanford đã nghiên cứu và nhận thấy, thường thì trẻ (và cả người lớn) đều nghĩ về thành công theo 2 cách. Một "nguồn cố định" bao gồm tính cách, trí tuệ, khả năng sáng tạo - tức là những yếu tố mà ta khó thay đổi được. Và thứ hai là "Nguồn phát triển được", bao gồm khả năng đương đầu với thách thức, coi thất bại là dịp để trưởng thành và hoàn thiện hơn khả năng của mình.
Nếu như bạn nói với trẻ rằng chúng đạt điểm cao trong kỳ thi là do trí thông minh có sẵn, điều đó sẽ tạo thành một tư duy "cố định". Còn nếu như bạn khen chúng thành công vì đã nỗ lực và cố gắng, đó sẽ là tư duy "phát triển".
Trong một nghiên cứu khác, Dweck đã cho trẻ chọn giữa ô chữ khó và ô chữ dễ. Những đứa trẻ với "tư duy cố định" sẽ chọn ô chữ dễ hơn để chứng minh năng lực của mình, trong khi những đứa trẻ thuộc tư duy phát triển sẽ chọn ô chữ khó, bởi chúng coi đó là cơ hội để học hỏi thêm.
Do đó, khi khen ngợi con cái, bạn đừng chỉ khen chúng vì thông minh, mà hãy biểu dương vì chúng đã thật chăm chỉ, cố gắng và phấn đấu.
Theo Vietnamnet
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

15 bữa ăn phụ đơn giản và bổ dưỡng cho bé

Trẻ thường lười ăn nên bố mẹ thường phải cố gắng bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua các bữa ăn phụ. Dưới đây là gợi ý 15 bữa ăn phụ có hàm lượng calorie thấp mà vẫn bổ dưỡng cho trẻ.

1. Ngũ cốc

Bữa ăn phụ cho bé 1
Với vitamin, canxi và chất xơ, một bát ngũ cốc kèm sữa cùng hoa quả có thể là một bữa ăn sáng hoặc bữa ăn phụ đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Để trang trí cho bắt mắt, bạn cũng có thể dùng ngũ cốc với sữa chua và dâu tây.

2. Pho mát

Bữa ăn phụ cho bé 2
Với các loại protein thân thiện, bữa ăn phụ với pho mát sẽ giúp trẻ giữ năng lượng cho đến bữa ăn tối. Bạn có thể gắn pho mát hình lập phương vào một chiếc bánh quy gậy để trang trí cho món ăn thêm sinh động. Hoặc cắt pho mát thành những hình thù ngộ nghĩnh và kết thành xiên với các loại hoa quả yêu thích của trẻ cũng là một ý tưởng không tồi.

3. Smoothies

Bữa ăn phụ cho bé 3
Trẻ em thường rất “nghiện” các loại thức ăn trộn lẫn với nhau. Bạn có thể dùng sữa chua không béo vị vani, nước cam vắt và một quả chuối để tạo thành một loại smoothies, sau đó, cho trẻ thưởng thức bằng cách chấm cùng bánh quy hoặc hoa quả. Đây là một cách rất thông minh để đưa rau quả và chất xơ vào khẩu phần ăn của bữa phụ cho bé.

4. Trái cây

Bữa ăn phụ cho bé 4
Nếu bọn trẻ chỉ thích ăn chuối và táo, hãy cố gắng tạo cảm hứng cho chúng với dâu tây (loại quả có rất nhiều vitamin C). Khi bạn chỉ có một ít thời gian chuẩn bị, hãy sử dụng đồ ăn gồm nhiều loại vitamin và hoa quả cho bữa ăn phụ của con.

5. Các loại bánh nướng 

Bữa ăn phụ cho bé 5
Bé sẽ khó có thể phát hiện ra bạn trộn hoa quả hoặc rau trong khẩu phần ăn khi bạn khéo léo nướng chúng kèm với những chiếc bánh xốp. Bánh mỳ chuối, bánh nướng với bí xanh hay cà rốt sẽ là những món ăn yêu thích của bé. 

6. Sữa chua

Bữa ăn phụ cho bé 6

Sữa chua ít béo là một nguồn canxi tuyệt vời và trẻ thường thích sữa chua có hương vị. Để thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng, bé có thể ăn cùng hoa quả tươi hay bánh quy hoặc món hoa quả dầm sữa chua mát lạnh bổ dưỡng.

7. Khoai lang

Bữa ăn phụ cho bé 7
Khoai lang là loại rau củ rất bổ dưỡng vì chứa nhiều vitamin A, B6, C và axit folic. Đây là lựa chọn thay thế đơn giản mà hấp dẫn cho các loại khoai chiên nhiều dầu mỡ mua tại các cửa hàng.

8. Bơ lạc

Bữa ăn phụ cho bé 8
Đây là thực phẩm đa năng được nhiều bé yêu thích. Chúng chứa nhiều protein và chất xơ. Bạn có thể dùng bơ lạc để làm sandwiches với bánh quế hoặc bánh gạo thay vì bánh mỳ, hay thử chúng với sữa chua và quả mâm xôi đông lạnh. Đây có thể sẽ trở thành món ăn cực kỳ yêu thích của bọn trẻ. 

9. Trứng

Bữa ăn phụ cho bé 9

Một quả trứng cung cấp cho một bé 4 tuổi 1/3 nhu cầu protein mỗi ngày. Các món làm từ trứng đều rất nhanh và tiện vì thế bạn có thể làm trứng luộc, trứng bác chảo hoặc trứng rán phô mai... cho bữa ăn phụ của trẻ đều được. 

10. Hummus

Bữa ăn phụ cho bé 10

Được làm từ đậu xanh xay nhuyễn, hummus có một hương vị hấp dẫn nhưng không quá ngấy với rất nhiều axit folic, B6 và sắt. Bạn có thể kết hợp Hummus với các loại rau củ, bánh quy hoặc bánh mỳ sandwich.

11. Mỳ sợi

Bữa ăn phụ cho bé 11
Mỳ sợi cung cấp nhiều carbohydrate phức tạp. Bạn có thể chọn loại mỳ có hình dạng mà trẻ yêu thích và nấu một mẻ rồi bảo quản trong tủ lạnh. Khi ăn, bạn có thể hâm nóng lại bằng lò vi sóng, ăn kèm với rau hoặc thịt gà và nước sốt cà chua. Một thức ăn bổ dưỡng cho bữa ăn phụ sẽ được chuẩn bị chỉ trong chưa đầy 20 phút. 

12. Lê

Bữa ăn phụ cho bé 12
Lê có chứa rất nhiều chất xơ và lại có quanh năm với nhiều loại khác nhau. Do đó, lê đóng hộp với một bát nhỏ phô mai sữa ít béo hoặc nước ép lê sẽ rất phù hợp cho bữa ăn phụ của con bạn. 

13. Hỗn hợp các loại đồ ăn nhanh

Bữa ăn phụ cho bé 13
Lựa chọn một hỗn hợp gồm các loại hạt, bánh quy, ngũ cốc, chuối sấy, bỏng ngô sẽ rất tiện dụng cho trẻ. Các loại hạt cung cấp những khoáng chất thiết yếu như magie, sắt và kẽm. 

14. Thịt giăm bông ít béo

Bữa ăn phụ cho bé 14
Đây được coi là cách tốt nhất để gia tăng lượng protein cho trẻ. Bạn chỉ cần đơn giản cắt vài miếng giăm bông và ăn với pho mát là đã có một bữa ăn phụ ngon lành cho con.

15. Nho khô

Bữa ăn phụ cho bé 15
Nho khô có rất nhiều dưỡng chất như chất xơ, kali và vitamin. Thậm chí nếu con bạn siêu lười ăn thì bé cũng khó mà cưỡng lại được việc nhúng táo hoặc cà rốt với một ít kem phủ nho khô. 
Theo Mẹ Sóc / Trí Thức Trẻ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Trong cái nắng nóng của mùa hè, được ngâm mình dưới làn nước xanh mát của bể bơi thì còn gì tuyệt vời hơn. Các sản phẩm bể bơi intexbể bơi phao cho bé và gia đình là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn trong mùa hè này. 

Ikids - dochoimaugiao.vn - Website đồ chơi trẻ em hàng đầu Việt Nam.